[tintuc]

Tấm chịu mài mòn 2 thành phần (hardfaced wear plate) được chế tạo bằng phương pháp hàn đắp. Vật liệu có tính chất chịu mài mòn (thường là các hợp kim carbit) được đắp phủ trên bề mặt tấm nền thép carbon thấp. Phương pháp này tạo ra một lớp cứng có khả năng chịu mòn rất cao mà vẫn giữ được khả năng gia công trên nền thép carbon thấp với tính gia công dễ dàng.

Quá trình hàn được sử dụng để đắp có thể là SAW, FCAW (Open arc), Sub-Arc Welding (Hàn bằng việc sử dụng điện cực không nóng chảy làm nóng chảy lớp vật liệu được chế tạo theo công thức trước đó). Tùy thuộc vào quy trình hàn và quá trình hàn được sử dụng mà kích thước của lớp bề mặt sẽ rông hẹp khác nhau.

Tấm chịu mòn 2 thành phần

Phương pháp chế tạo có sử dung dạng phẳng (Flat Process) hoặc dạng trụ tròn (Rotary Drum Process).

Tấm Chịu Mài Mòn - Sản Xuất Kiểu phẳng
Tấm Chịu Mài Mòn – Sản Xuất Kiểu phẳng
Tấm Chịu Mài Mòn - SX Kiểu Tròn
Tấm Chịu Mài Mòn – SX Kiểu Tròn

Tấm chịu mòn 2 lớp có thể được gia công bằng nhiều phương pháp: Lốc, Uốn, Hàn, cắt, ghép bulong,… Việc cắt tấm 2 lớp phải được thực hiện bằng phương pháp cắt Plasma.

Video hình ảnh sản xuất chịu mòn D-Plate tại xưởng Sản xuất của BCC

Tấm 2 lớp chịu mòn được ứng dụng rât rộng khắp ở ngành công nghiệp năng bởi tính năng tiện dụng và hiệu quả chống mòn của nó. Nhờ việc có thể thay đổi đặc tính của lớp bề mặt bằng thay đổi vật liệu hàn, tấp 2 lớp có thể ứng dụng ở các điều kiện có tác nhân gây mòn khác nhau: Mài mòn do hạt bụi (abration), nhiệt độ, ăn mòn do nước biển, hóa chất, xâm thực….

Điển hình có thể kể đến: Xi măng, Giấy, Sản xuất thép, Khai mỏ, Hóa chất,…

 

 

[/tintuc]

Bình luận

0384-119-119